Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.600.347

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể khi kinh tế khó khăn?

Thua lỗ là điều không doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên, chỉ cần doanh nghiệp còn hoạt động, rủi ro này còn luôn hiện hữu. Có hai giải pháp lớn mà doanh nghiệp có thể lựa chọn khi kinh tế khó khăn trầm trọng là tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp. Đâu mới là giải pháp tối ưu? Hãy cùng tìm câu trả lời với Apolo Lawyers (0903.419.479) trong bài viết dưới đây.

Trước hết, chúng ta cùng phân biệt hai thuật ngữ “tạm ngừng kinh doanh” và “giải thể doanh nghiệp”

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì? Giải thể doanh nghiệp là gì?

Tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh.

Để tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản cho cơ quan Đăng ký kinh doanh chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Thời gian tạm ngừng phụ thuộc vào mong muốn của doanh nghiệp. Nó sẽ được tính từ ngày mà doanh nghiệp ghi trong thông báo trên là ngày bắt đầu tạm ngừng kinh doanh, và sẽ kết thúc vào ngày mà doanh nghiệp ghi trong thông báo trên là ngày kết thúc tạm ngừng kinh doanh; hoặc vào ngày doanh nghiệp trở lại kinh doanh sớm hơn so với ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng ban đầu. Tuy nhiên, thời gian tối đa cho một lần tạm ngừng là không quá 01 năm.

Như vậy có thể hiểu, tạm ngừng kinh doanh là tình trạng doanh nghiệp tạm thời ngưng thực hiện hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp sẽ không chấm dứt tư cách pháp nhân khi tạm ngừng kinh doanh.

Giải thể doanh nghiệp

Căn cứ vào khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, giải thể doanh nghiệp là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định pháp luật.

Khác với tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp sẽ dẫn đến chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chấm dứt tồn tại, không hoạt động kinh doanh nữa. Nhìn ở góc độ con người thì việc giải thể doanh nghiệp như sự khai tử một người vậy.

Để dễ dàng phân biệt hơn, Apolo Lawyers đưa ra bảng sau đây để bạn đọc có thể thuận tiện quan sát sự khác biệt:

TIÊU CHÍ

TẠM NGỪNG KINH DOANH

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Điều kiện

Doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định.

Doanh nghiệp không cần bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

Thủ tục

- Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

- Bước 2: Công bố giải thể doanh nghiệp

- Bước 3: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

- Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán

 

- Bước 1: Chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh lên cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

- Bước 2: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quang đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trao giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

 

Thời gian thực hiện

Ít nhất 180 ngày kể từ ngàng gửi quyết kinh giải thể

03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Hậu quả pháp lý

- Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp nhân.

- Thu hồi Mã số thuế của doanh nghiệp.

 

- Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp nhân.

- Không thu hồi Mã số thuế của doanh nghiệp.

 

2. Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể khi kinh tế khó khăn?

Không có câu trả lời tuyệt đối cho mọi trường hợp, có lúc việc tạm ngừng kinh doanh là tốt hơn, song có lúc việc giải thể doanh nghiệp lại là lựa chọn khôn ngoan nhất. Lời khuyên chân thành của Apolo Lawyers là các doanh nghiệp nên xác định rõ tình trạng kinh tế, định hướng hoạt động của doanh nghiệp mình trước khi đưa ra kết luận sau cùng.

Tuy nhiên trên thực tế, chúng tôi thường tiếp cận với những trường hợp chỉ cần thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Như các bạn có thể thấy, thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản hơn so với thủ tục giải thể doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp dù kinh tế khó khăn nhưng cũng không nghiêm trọng tới mức phải giải thể.

Trừ trường hợp bị buộc giải thể theo quy định pháp luật, doanh nghiệp chỉ nên giải thể khi:

  • Tình hình kinh doanh thua lỗ, thiệt hại quá năng nề. Doanh nghiệp nhận thấy không còn khả năng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

  • Doanh nghiệp có nhiều lao động, không còn khả năng thanh toán BHXH, tiền lương cho người lao động.

  • Nhận thấy tất cả các phương thức sát nhập, mua bán doanh nghiệp đều không khả thi

Việc giải thể doanh nghiệp lúc này sẽ giúp doanh nghiệp bảo đảm không bị thiệt hại trầm trọng hơn, bảo đảm quyền lợi cho người lao động cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là những chủ nợ của doanh nghiệp.

Ngoài các trường hợp này, các doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn tạm ngừng kinh doanh khi gặp khó khăn kinh tế. Bởi tạm ngừng kinh doanh có các ưu điểm là:

  • Duy trì được thâm niên hoạt động của doanh nghiệp do không bị chấm dứt tư cách pháp nhân.

  • Có thời gian để định hướng lại hoạt động của doanh nghiệp.

  • Có thời gian để tìm kiếm đối tác để thực hiện hợp tác kinh doanh, sát nhập doanh nghiệp hay thậm chí bán lại doanh nghiệp. Và những điều này có khả năng giúp doanh nghiệp khắc phục được khó khăn, bù đắp được thất thoát do sự thua lỗ.

>> Read more: Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

>> Read more: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

3. Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục pháp lý khi kinh tế khó khăn

Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn doanh nghiệp, Công ty Luật Apolo Lawyers (0903.419.479) cam kết đưa ra những lời khuyên chính xác nhất cho khách hàng về việc nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ thực hiện đối với cả hai thủ tục tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp.

Đến với dịch vụ của Apolo Lawyers, đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các thủ tục trên, soạn thảo toàn bộ hồ sơ, làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin, giấy tờ cần thiết và nhận kết quả sau khi chúng tôi đã hoàn thành xong.

Trên đây là tư vấn của Apolo Lawyers về câu hỏi: Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể khi kinh tế khó khăn? Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ chúng tôi qua Hotline: 0903.419.479.

APOLO LAWYERS

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Dịch Vụ Tham Gia Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon