Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.600.347

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì có bị vô hiệu?

Hằng ngày, để thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, mỗi người chúng ta xác lập nhiều giao dịch khác nhau, trong số đó có nhiều giao dịch được xác lập bằng một hình thức pháp lý gọi là hợp đồng. Hợp đồng không chỉ là một công cụ pháp lý rất thông dụng để các chủ thể dân sự thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của mình trong đời sống hàng ngày, mà còn là 1 căn cứ phổ biến nhất làm phát sinh quan hệ pháp luật về nghĩa vụ, đồng thời là một chế định pháp lý có vai trò hết sức quan trọng của hệ thống pháp luật dân sự trong việc tác động tích cực đến các giao lưu dân sự và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.  Mỗi hợp đồng dân sự khi được các bên giao kết đều hướng tới một đối tượng khác nhau, tùy vào mục đích của các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng có thể là tài sản như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản,… cũng có thể là công việc như hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào đối tượng của hợp đồng mà các bên tham gia xác lập đều có thể thực hiện được, và trong trường hợp hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì có bị vô hiệu? Bài viết dưới đây của Công ty Luật Apolo Lawyers sẽ giúp cho Quý khách hàng giải đáp được vấn đề này. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được Công ty Luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.  

1. Hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì có bị vô hiệu?

Trong trường hợp đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu, bởi đối tượng là một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng. Bên cạnh đó, trường hợp đối tượng không thể thực hiện được được quy định của Điều 408 Bộ luật dân sự 2015.

Căn cứ khoản 1 Điều 408 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu". Đây là trường hợp đặc thù của hợp đồng vô hiệu, và cũng là hoàn cảnh đặc thù của nghĩa vụ không tồn tại vì không có đối tượng hoặc đối tượng của nghĩa vụ không khả thi.

Hop-dong-co-doi-tuong-khong-the-thuc-hien-duoc-thi-co-bi-vo-hieu-012. Đối tượng không thể thực hiện được là gì?

Theo khoản 1 Điều 408 Bộ luật dân sự 2015 thì chỉ được áp dụng điều khoản trên trong trường hợp “hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được”. Đây là khái niệm rất khó hiểu. Bởi thông thường thì chúng ta nói “hợp đồng không thể thực hiện được” hay chúng ta nói đến “thực hiện hợp đồng” chứ không nói đến “thực hiện đối tượng hợp đồng”. Hiện nay cũng không có bất kỳ văn bản nào làm rõ khái niệm này. Thực tế xét xử cũng cho thấy Tòa án đã áp dụng khá “thoáng” khái niệm “hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được”.

Đối tượng của hợp đồng trong quy định này có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Theo đó, đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được có thể là tài sản không thể chuyển giao được, công việc phải làm nhưng không thể thực hiện được, hoặc nếu có thực hiện thì cũng không mang lại kết quả.

3. Điều kiện áp dụng hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được

Thời điểm hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được là khi “hợp đồng được giao kết”. Trong trường hợp hợp đồng có đối tượng không còn sau khi hợp đồng được giao kết thì hợp đồng chấm dứt chứ không vô hiệu. Ví dụ: A ký hợp đồng thuê nhà của B có thời hạn 3 năm. Bên thuê đã nhận nhà và sử dụng được một năm. Do nhà xây dựng gần bờ sông và bị lũ cuốn trôi, nên hợp đồng thuê nhà không thể tiếp tục được. Do đó, hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 5 Điều 422 Bộ luật dân sự 2015.

Lý do làm cho đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được có thể vì lý do khách quan hoặc vì lý do khác không phải là khách quan. Trong thực tiễn, có rất nhiều hợp đồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu vì lý do không thực hiện được do ý thức chủ quan của một hoặc các bên. Ví dụ: các bên công chứng hợp đồng mua bán nhà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải tỏa trước khi các bên “ký kết” hợp đồng tại tổ chức hành nghề công chứng; hoặc các bên mua bán nhà ở của bên bán, nhưng nhà ở đó được xây dựng trên đất của người khác, làm cho hợp đồng không thể thực hiện được...

Hop-dong-co-doi-tuong-khong-the-thuc-hien-duoc-thi-co-bi-vo-hieu-02

4. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Hậu quả pháp lý là những hệ quả phát sinh theo quy định của pháp luật trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, mà theo đó xác định:

  • Tình trạng pháp lý của các bên trong trường hợp này
  • Các chế tài pháp lý có thể được áp dụng
  • Phương thức xử lý giữa các bên và từ phía nhà nước

Theo khoản 1 Điều 407 “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”, Điều 131 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, mà hợp đồng lại là một dạng của giao dịch dân sự, do đó những quy định về hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu cũng được áp dụng theo Điều 131.

Thứ nhất, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết. Một trong những đặc điểm cơ bản của hợp đồng là làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Vì vậy, khi hợp đồng này vô hiệu thì các bên cũng không phát sinh quyền và nghĩa vụ với nhau.

Thứ hai, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Vì các bên không có quyền và nghĩa vụ với nhau ngay từ thời điểm hợp đồng được giao kết, do đó về nguyên tắc, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì định giá thành tiền để hoàn trả.

Thứ ba, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Trường hợp có đối tượng là động sản mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu, mà bên thuê, bên mượn, bên mua tài sản này từ bên cho thuê, cho mượn, bên bán,… sau đó hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì bên mua, bên mượn động sản này không có nghĩa vụ trả lại hoa lợi, lợi tức.

Thứ tư, bên có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Bên có lỗi trong hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Hợp đồng dân sự vô hiệu là một trong những chế định pháp lý lâu đời nhất và xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là một sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt một hợp đồng luôn đòi hỏi phải tuân thủ theo quy định của pháp luật; do đó pháp luật cần quy định một cách cụ thể, rõ ràng để các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng có thể bảo đảm được quyền và lợi ích của mình.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện. Nếu có khó khăn, thắc mắc về hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì có bị vô hiệu? Cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Chúng tôi là công ty luật hoạt động dựa trên nền tảng lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm làm đầu. Luật sư của chúng tôi là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm hành nghề lâu năm, luôn làm việc tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả. Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa trong từng vụ việc.

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc, mua bán tài sản

>>> Xem thêm: Dịch vụ Luật sư đàm phán thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng và hợp đồng thuê văn phòng

APOLO LAWYERS

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Dịch Vụ Tham Gia Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon