Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.600.347

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Hành vi hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh?

Trong xu thế phát triển kinh thế thế giới nhanh chóng và dễ bị đào thải thì buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực để đạt được nhiều lợi thế hơn các đối thủ. Khi đối mặt với vấn đề cạnh tranh có rất nhiều vấn đề phát sinh đặc biệt là khả năng thu lợi nhuận và sự tồn vong của doanh nghiệp. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường tạo ra cho các doanh nghiệp áp lực giảm giá thành, cải tiến chất lượng và đa dạng hóa hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp. Để giảm áp lực cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận ngắn hạn, các doanh nghiệp có thể tìm cách liên kết với nhau thay vì nỗ lực điều chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới từ đó xuất hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Vậy hành vi hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh ra sao? Bài viết dưới đây của Công ty Luật Apolo Lawyers sẽ giúp cho Quý khách hàng giải đáp được vấn đề này. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được Công ty Luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.  

1. Hành vi hạn chế cạnh tranh là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

Khoản 3 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 giải thích “tác động hạn chế cạnh tranh” là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.

2. Các đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh

- Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hầu hết các trường hợp là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp được hiểu là các tổ chức, cá nhân kinh doanh, không phụ thuộc thành phần kinh tế hay lĩnh vực kinh doanh, kể cả đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh còn bao gồm cả các cơ quan nhà nước khi thực hiện các hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường, đây cũng bị coi là các hành vi có tác động hoặc có khả năng gây tác động đến hoạt động cạnh tranh trên thị trường và bị nghiêm cấm theo khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018. Các tổ chức, cá nhân khác trong đó phổ biến nhất là các hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam, cũng có thể trở thành chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh khi thực hiện các hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh (khoản 2 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018).

- Thứ hai, hành vi hạn chế cạnh tranh được thực hiện bởi một chủ thể độc lập hoặc thông qua sự liên kết của một nhóm chủ thể có vị trí hoặc có quyền lực nhất định trên thị trường để có thể gây tác động hạn chế cạnh tranh. Việc xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào sức mạnh thị trường của doanh nghiệp hoặc thị phần của doanh nghiệp.

- Thứ ba, hành vi hạn chế cạnh tranh thường được thực hiện trên cùng một thị trường liên quan. Tuy nhiên, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định cũng có thể gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

- Thứ tư, mục đích của hành vi hạn chế cạnh tranh là nhằm loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Hậu quả của hanh vi hạn chế cạnh tranh bao gồm:

  • Loại bỏ hoặc làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường;
  • Thay đổi cấu trúc cạnh tranh của thị trường hoặc tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến giảm áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Tác động gián tiếp của các hành vi này:

  • Hiện tượng phá sản hoặc giải thể của các doanh nghiệp không đủ mạnh để tồn tại;
  • Ngăn cản sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới;
  • Xâm hại đến lợi ích của các khách hàng, của người tiêu dùng,...

Hanh-vi-han-che-canh-tranh-013. Các dạng hành vi hành hạn chế cạnh tranh

Căn cứ vào tác động bất lợi của hành vi gây ra đối với môi trường cạnh tranh, thông thường pháp luật cạnh tranh của đa số các quốc gia trên thế giới đều đề cập đến các dạng hành vi cơ bản sau: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì theo Luật Cạnh tranh 2018 thì các hành vi hạn chế cạnh tranh chỉ còn các dạng hành vi sau:

3.1 Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là hành vi giữa các các chủ thể thống nhất ý chí để nhằm đạt được mục đích kinh doanh nhất định. Dưới góc độ kinh tế học, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Dưới góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ hai chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả là làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Như vậy, có thể hiểu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Theo khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.” Bên cạnh đó, Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 đã liệt kê cụ thể các hành vi được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

3.2 Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh 2018 còn liệt kê cụ thể các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền như sau:

“1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:

a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.”

Hanh-vi-han-che-canh-tranh-02Ngoài các đặc điểm chung của hành vi hạn chế cạnh tranh nêu trên, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền có một số đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất, hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường do doanh nghiệp có sức mạnh thị trường thực hiện, tức là doanh nghiệp đó phải ở vào vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị trường liên quan.

Thứ hai, bản chất của hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường là doanh nghiệp dựa trên sức mạnh thị trường của mình để kiểm soát thị trường, bóc lột người tiêu dùng. Doanh nghiệp có sức mạnh thị trường thường có tham vọng độc chiếm thị trường, không muốn chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp khác, họ không cạnh tranh một cách lành mạnh, tích cực mà thường dựa trên sức mạnh của mình để tác động lên thị trường theo hai hướng chính: Một là tìm cách làm giảm sức mạnh của đối thủ cạnh tranh nhằm loại bỏ đối thủ khỏi thị trường hoặc ngăn cản sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới nhằm củng cố, duy trì sức mạnh của mình trên thị trường; hai là áp đặt các điều kiện bất lợi với đối tác hoặc người tiêu dùng để thu về lợi ích trực tiếp.

Nếu có khó khăn, thắc mắc về hạn chế cạnh tranh cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Chúng tôi là công ty luật hoạt động dựa trên nền tảng lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm làm đầu. Luật sư của chúng tôi là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm hành nghề lâu năm, luôn làm việc tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả. Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa trong từng vụ việc.

>>> Xem thêm: Điều tra, đánh giá pháp lý tổng thể trong M&A - Due Diligence (DD)

>>> Xem thêm: Tham gia giải quyết tranh chấp về nhượng quyền thương mại

APOLO LAWYERS

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Dịch Vụ Tham Gia Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon