Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.600.347

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Không thể xuất cảnh khi đang nợ ngân hàng

Mặc dù đang có một khoản vay tại ngân hàng, nhưng vì một vài lý do cá nhân, bạn cần phải xuất cảnh. Bạn thắc mắc việc xuất cảnh lúc này có phù hợp với quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan về vấn đề này cho bạn đọc tham khảo. 

1/  Các trường hợp không thể xuất cảnh

Căn cứ Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, nhà nước quy định một số trường hợp công dân không được xuất cảnh, như sau:

“Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”  

Như vậy, khi bạn đang nợ ngân hàng, tức là theo khoản 4 Điều 21 nêu trên quy định trường hợp “những nghĩa vụ tài chính khác” chưa thực hiện thì:

-  Nếu bạn có tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đó nên về nguyên tắc, bạn không thuộc trường hợp chưa được phép xuất cảnh ra nước ngoài.

-  Trường hợp bạn không có tài sản bảo đảm, đến hạn mà bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà Ngân hàng khởi kiện bạn thì bạn sẽ thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh theo khoản 3 Điều 21 nêu trên “đang có nghĩa vụ chấp hành án dân sự”.

Để tránh những rắc rối hoặc tranh chấp có thể phát sinh trước khi xuất cảnh, bạn nên có văn bản thông báo cho ngân hàng mà đang có nghĩa vụ trả nợ biết về việc xuất cảnh cũng như ủy quyền cho thân nhân quản lý nhà và trả lãi hằng tháng, trả gốc khi đến hạn cũng như việc thực hiện các biện pháp bảo đảm về việc thanh toán nợ theo yêu cầu từ phía ngân hàng (nếu thấy cần thiết).

2/  Ảnh hưởng của công văn ngân hàng đến việc xuất cảnh

Căn cứ vào Điều 22 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA, thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA:

Các cơ quan có thẩm quyền khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an để thực hiện. Có thể thấy ngân hàng không thuộc cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bạn có được xuất cảnh hay không do đó công văn mà ngân hàng gửi tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh chỉ có giá trị thông báo, xem xét cân nhắc.

Ngoài ra, khi cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh. Như vậy, bạn sẽ nhận được thông báo từ cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh, chứ không phải nhận thông báo từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Cẩm Tú

(Nguồn: luatsutructuyen.net)

Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật APOLO LAWYERS.

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Dịch Vụ Tham Gia Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon