Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.600.347

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Thủ tục đầu tư vào Việt Nam của Nhà đầu tư nước ngoài

Tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư mà Nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam phải chọn một trong các hình thức đầu tư như là: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP; hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến Thủ tục đầu tư vào Việt Nam của Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế; khi chọn hình thức này, Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tìm hiểu và thực hiện các công việc dưới đây:

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam khi dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32 Luật Đầu tư (VD: Nhà máy điện hạt nhân; Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất,…) thì phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

Theo khoản 1 điều 36 và khoản 1 điều 23 Luật Đầu tư thì các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư của tổ chức kinh tế: (a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; (b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; (c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Riêng đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:

- Nhà đầu tư phải nộp các hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư, bao gồm:

(i) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

(ii) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

(iii) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

(iv) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

(v) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

(vi) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Sau khi thực hiện xong Thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam, Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện tiếp thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thủ tục này được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, theo đó, yêu cầu Nhà đầu tư nước ngoài phải chọn loại hình doanh nghiệp để hoạt động, đăng ký ngành nghề kinh doanh, đăng ký thành viên/cổ đông, tỷ lệ góp vốn,...

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế thì sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì về cơ bản là tổ chức kinh tế này có thể hoạt động tại Việt Nam.

Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu đầu tư vào Việt Nam của Quý vị, giúp Quý vị có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. 

(Nguồn: luatsutructuyen.net)

Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật APOLO LAWYERS.

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch Vụ Tham Gia Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon