Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ Điều 584 đến Điều 608 BLDS năm 2015, là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp cũng như ngăn chặn tương đối toàn diện các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của chủ thể thông qua việc áp dụng các chế tài phù hợp.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem là bổn phận của bên gây ra thiệt hại phải bồi thường cho bên thiệt hại. Việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên 3 yếu tố:
Thứ nhất, thiệt hại là căn cứ cơ bản và tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường bởi chế định này đặt ra là với mục đích bù đắp những tổn thất và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên không phải tất cả các loại thiệt hại đều làm cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường mà đó phải là thiệt hại trên thực tế có thể tính toán được.
Thứ hai, yếu tố lỗi (cố ý hoặc vô ý) của bên vi phạm. Nếu như BLDS 2005 quy định bên vi phạm có lỗi thì mới phải chịu trách nhiệm bồi thường thì đến BLDS 2015, các trường hợp chịu trách nhiệm bồi thường có thể có lỗi hoặc không có lỗi.
Cuối cùng là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật của bên vi phạm với thiệt hại của bên bị thiệt hại. Hành vi của bên vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại của bên bị thiệt hại.
Khác với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vốn là nghĩa vụ phát sinh khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được giao kết trong hợp đồng, trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi có thiệt hại xảy ra nhưng nguyên nhân không đến từ những nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.
Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thực hiện trước hết trên cơ sở thỏa thuận của hai bên về mức bồi thường hay hình thức bồi thường với điều kiện không trái với pháp luật hiện hành. Khi không thể cùng đi đến thỏa thuận vừa ý, Tòa án sẽ nhanh chóng giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại để người bị thiệt hại được bồi thường kịp thời và đầy đủ.
Tùy vào các trường hợp cụ thể mà pháp luật có sự điều chỉnh về mức bồi thường như khi lỗi xảy ra là lỗi vô ý, hoặc nếu mức bồi thường là không hợp lý,...
Trên thực tế rất thường xuyên xảy ra các thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi có thiệt hại phát sinh, các bên thường bối rối trong việc giải quyết hậu quả cũng như dễ nảy sinh mâu thuẫn. Dịch vụ tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Công ty Luật Apolo Lawyers có thể giúp bạn sắp xếp được ổn thỏa các rối ren khi thiệt hại xảy ra, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn được bảo vệ tốt nhất.
Tự tin với nguồn nhân lực dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh hợp đồng và dân sự, chúng tôi có thể thực hiện hỗ trợ khách hàng để hiểu hơn về tình huống phát sinh, hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng đồng thời giúp quý khách hàng thực hiện các công việc giấy tờ, hồ sơ liên quan để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Để biết thêm chi tiết về các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, liên hệ với chúng tôi thông qua:
CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 66 701 709 | 0939.486.086 | 0908.043.086
Văn phòng tại Bình Thạnh
Tầng 09, Tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 35 059 349 | 0908.097.068
_____________
Hotline: 0903 600 347
Email: contact@apolo.com.vn
Website: www.luatsutructuyen.vn