Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.600.347

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Tư vấn về soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Việc cùng hợp tác để tiến hành kinh doanh, nhằm tìm kiếm lợi nhuận là nhu cầu chính đáng. Có nhiều hình thức để xác lập việc hợp tác kinh doanh như thành lập các loại hình như Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân,…. Ngoài cách thành lập các hình thức kinh doanh trên thì các chủ thể có thể lựa chọn ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh để tiến hành việc đầu tư, kinh doanh của mình. Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực hợp đồng dân sự nói riêng và lĩnh vực đầu tư, kinh doanh nói chung, Công ty Luật Apolo Lawyers có thực hiện tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Quý khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh được sử dụng khá phổ biến tại thời điểm hiện nay khi quyền tự do đầu tư, kinh doanh được mở rộng, phát triển hơn bao giờ hết. Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh được hiểu như thế nào cho chính xác nhất hãy cùng tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020, hợp đồng hợp tác kinh doanh, tên tiếng Anh là Business Cooperation Contract (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 504 BLDS 2015 thì Hợp đồng hợp tác còn là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Có thể thấy, khi lựa chọn ký kết hợp đồng hợp tác nghĩa là các bên đang tự ràng buộc về quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc đầu tư, kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Hợp đồng BCC là một trong các hình thức đầu tư được pháp luật công nhận bên cạnh việc đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện dự án đầu tư, hay các hình thức khác do Chính phủ quy định (Điều 21 Luật Đầu tư 2020).

2. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác mang tính ứng thuận, tức là, đối tượng của hợp đồng là cam kết mà các bên đã thỏa thuận. Điều này đồng nghĩa với việc sau khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật các bên phải tiến hành thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hợp tác.

Bên cạnh đó, hợp đồng hợp tác còn là hợp đồng mang tính chất song vụ. Nói cách khác, các bên trong hợp đồng sẽ có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phát sinh theo thỏa thuận và do pháp luật quy định.

Ngoài ra, hợp đồng hợp tác là hợp đồng không có đền bù, bởi lẽ, sau khi hợp đồng phát sinh hiệu lực, các bên phải cùng đóng góp tài sản để thực hiện công việc nhất định. Nếu thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu phát sinh nghĩa vụ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm bằng tài sản chung, nếu không có tài sản chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.

3. Ưu và nhược điểm khi lựa chọn giao kết hợp đồng hợp tác

3.1. Ưu điểm

Khi chọn ký kết hợp đồng hợp tác thì các bên không phải thành lập pháp nhân để thực hiện hoạt động đầu tư. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc tương đối hiệu quả. Đồng thời, giúp hoạt động đầu tư được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn.

3.2. Nhược điểm

Vì không thành lập pháp nhân nên các nhà đầu tư có thể sẽ gặp một vài khó khăn khi giao dịch, làm việc với bên thứ ba. Điều này có thể khiến một số chủ thể ngần ngại khi tiến hành hợp tác. Từ đó, làm hạn chế việc tiếp cận với các cơ hội tiềm năng trong việc đầu tư, phát triển kinh doanh.

Vì vậy, nên lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC đối với các dự án đầu tư ngắn hạn, sinh lời cao. Ngược lại, đối với các dự án đầu tư dài hạn nên cân nhắc lựa chọn các hình thức đầu tư khác hơn thay vì chọn đầu tư theo hợp đồng BCC.

4. Hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hình thức của hợp đồng bao gồm: văn bản, lời nói hoặc hành động. Tuy nhiên, đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh thì pháp luật quy định rõ hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản thì mới được công nhận. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 504 BLDS 2015 thì hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

Bên cạnh đó, trong trường hợp, hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải được cấp Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

dich-vu-luat-su-apolo-lawyers

5. Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo Điều 28 Luật Đầu tư 2020 thì hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

6. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …../HDHTKD

……., ngày…. tháng ……năm …….

Chúng tôi gồm có:

1. Công ty  ………………………………………………………………… (gọi tắt là Bên A):

Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………….

GCNĐKKD số: ……………………………….….…..…….do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ………………………………………….….. cấp ngày: …………………………………………………..……..;

Số tài khoản: …………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:  ……………………………………………………………………………………………...

Người đại diện: …………………………………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………..

2. Công ty ……………..…………………………………….……………….(gọi tắt là Bên B):

Trụ sở: …………………………………………………………………………………………………..

GCNĐKKD số: ……………………………….….…..…….do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ………………………………………….….. cấp ngày: …………………………………….;

Số tài khoản: …………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:  ……………………………………………………………………………………………..

Người đại diện: …………………………………………………………………………………………………....

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………….

Được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số: …………………. Ngày………….. tháng …………. năm ……….

Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi  hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác ………………………………………………………

Điều 2. Thời hạn hợp đồng.

Thời hạn hợp tác là …….(năm) năm bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm  ………đến hết ngày….. tháng ……..năm ………. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của hai bên.

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng toàn bộ giá trị lượng phế liệu nhập khẩu về Việt Nam để tái chế phù hợp với khả năng sản xuất của Nhà máy. Giá trị trên bao gồm toàn bộ các chi phí để hàng nhập về tới Nhà máy.

Bên B góp vốn bằng toàn bộ quyền sử dụng nhà xưởng, kho bãi, máy móc, dây chuyền, thiết bị của Nhà máy thuộc quyền sở hữu của mình để phục vụ cho quá trình sản xuất.

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động …………………………………………………………………………

Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với  Nhà nước.

Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ……………………………………………..

3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:

- Tiền mua phế liệu:

- Lương nhân viên:

- Chi phí điện, nước:

- Khấu hao tài sản:

- Chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng:

- Chi phí khác...

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử  01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.

Đại diện của Bên A là: …………………………………………- Chức vụ: …………………………

Đại diện của Bên B là: ………………………………………… - Chức vụ: ………………………..

Trụ sở của ban điều hành đặt tại: ……………………………………………………………………

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1 Chịu trách nhiệm nhập khẩu …………………………………………………………………….

6.2 Tìm kiếm, đàm phán, ký kết, thanh toán hợp đồng mua phế liệu với các nhà cung cấp phế liệu trong và ngoài nước.

6.3 Cung cấp đầy đủ các hoá đơn, chứng từ  liên quan để phục vụ cho công tác hạch toán tài chính quá trình kinh doanh.

6.4 Được hưởng ……………………..% lợi nhuận sau thuế.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1 Có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ quá trình sản xuất. Đưa nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của mình vào sử dụng. Đảm bảo phôi thép được sản xuất ra có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.

7.2 Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình sản xuất.

7.3  Có trách nhiệm triển khai bán sản phẩm – phôi thép trên thị trường Việt Nam.

7.4 Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán của Việt Nam.

7.5 Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước. Đồng thời quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước ngành và địa phương, cơ quan thuế nơi có Nhà máy.

7.6 Được hưởng …………………………………………...% lợi nhuận sau thuế.

7.7 Trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, điều động cán bộ, công nhân tại Nhà máy. Lên kế hoạch Trả lương và các chế độ khác cho công nhân, cán bộ làm việc tại Nhà máy.

Điều 8. Điều khoản chung          

8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.  Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng.

Trong quá trình  thực hiện hợp đồng nếu bên nào  có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.

8.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng. Nhà xưởng, nhà kho, máy móc, dây chuyền thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên B.

9.2. Hợp đồng này gồm ………trang không thể tách rời nhau, được lập thành ……… bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ ……….. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

                   ĐẠI DIỆN BÊN A                                      ĐẠI DIỆN BÊN B

                        (Ký, họ tên)                                              (Ký, họ tên)

 

7. Tư vấn về việc soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Khi quyết định thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, các bên sẽ tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong quá trình này để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì chủ thể tham gia nên có sự tham vấn của bên có chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực này. Với việc có kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng hợp tác kinh doanh nói riêng, Công ty Luật Apolo Lawyers có thể cung cấp đến quý khách hàng các hoạt động như:

- Tư vấn về các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động hợp tác kinh doanh cũng như hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Tư vấn, tham gia đàm phán các Điều khoản trong hợp đồng BCC để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng;

- Xây dựng, rà soát nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phù hợp với ý chí của các bên, quy định của pháp luật;

- Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước, hoàn tất các thủ tục liên quan để hợp đồng hợp tác kinh doanh phát sinh hiệu lực;

- Khi có tranh chấp xảy ra, đại diện khách hàng tham gia vào các hoạt động của quá trình giải quyết vụ việc.

Nếu bạn có dự định ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình thì đừng ngần ngại liên hệ với Công  ty Luật Apolo Lawyers thông qua email: contact@apolo.com.vn hoặc Hotline: 0903419479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

>>> Xem thêm: Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

>>> Xem thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán xe

 

APOLO LAWYERS

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Dịch Vụ Tham Gia Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon