Cuối năm là khoảng thời gian bận rộn với hầu hết mọi người. Ai nấy đều tất bận với những công việc sổ sách, tổng kết thu chi, đây cũng là khoảng thời gian “nhạy cảm” các doanh nghiệp phải ráo riết thu hồi các khoản nợ trong năm cũ, trong khi khách hàng còn nợ thì tìm đủ mọi cách để hẹn nợ, hết lần này đến lần khác.
Thu hồi nợ là một quá trình khó khăn và không phải ai cũng có thể đảm nhận tốt vì để thu hồi nợ hiệu quả, ngoài những hiểu biết và kiến thức thông thường là chưa đủ. Hàng loạt vấn đề phức tạp được đặt ra khiến các doanh nghiệp phải suy nghĩ đau đầu.
1/ Chọn ai để thu hồi nợ?
Ai sẽ là người thực hiện việc thu hồi nợ, là sếp hay nhân viên? Đây là câu hỏi không dễ tìm ra lời giải đáp.
Đích thân sếp đi thì không tiện còn cử nhân viên đi thì kết quả lại không khả quan. Không những vậy, đa phần đối tượng nợ đều là đối tác, khách hàng lâu năm, là mối quan hệ làm ăn quan trọng của doanh nghiệp, chỉ một chút sai sót của người thu hồi nợ cũng có thể khiến mọi mối quan hệ bị phá vỡ bất cứ lúc nào.
2/ Làm thế nào để đòi được nợ?
- Cho kế toán đối chiếu công nợ?
- Làm công văn yêu cầu trả nợ?
- Cử nhân viên kế toán hay nhân viên kinh doanh tới năn nỉ đòi nợ?
- Nhờ “anh lớn, chị đại” can thiệp?
Tất cả đều không khả quan, các phương pháp này không chỉ làm kéo dài thời gian thu hồi nợ của doanh nghiệp mà còn khiến doanh nghiệp còn có nguy cơ mất tiền thậm chí mất những mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Nguyên nhân xuất phát từ việc không kinh nghiệm làm việc với cơ quan hữu quan; căn cứ thu hồi nợ không đủ gây sức ép với đối tượng nợ; thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến hết thời hiệu khởi kiện, làm việc đòi nợ lâm vào tình thế bế tắc,…
3/ Lựa chọn Dịch vụ đòi nợ của Luật sư, áp dụng pháp luật để thu hồi nợ là lựa chọn hiệu quả nhất!
Luật sư là người có chuyên môn pháp lý cao, được đào tạo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, mọi hoạt động dựa trên cơ sở pháp luật nên doanh nghiệp sẽ tránh được các rắc rối phát sinh trong quá trình thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Danh tiếng của doanh nghiệp; mối quan hệ kinh doanh, hợp tác giữa các bên; tiết kiệm thời gian; đúng pháp luật chính là những tiêu chí được ưu tiên đặt lên hàng đầu trong quá trình Luật sư thu hồi nợ.
4/ Chúng tôi phải làm gì để thu hồi công nợ?
Bước 1: Kiểm tra, nghiên cứu chứng từ, căn cứ liên quan đến hồ sơ công nợ, khoản nợ cần được thu hồi
Bước 2: Tiếp cận, gửi thông báo nhắc nhở cho đối tượng nợ về khoản nợ phải được thu hồi
Bước 3: Gửi thư cảnh báo
Bước 4: Cử luật sư đại diện doanh nghiệp để đàm phán thu hồi nợ
Bước 5: Chỉ áp dụng đối với những đối tượng nợ bất hợp tác, cố tình không trả nợ, Luật sư sẽ chuẩn bị hồ sơ, thực hiện các thủ tục cần thiết để yêu cầu sự can thiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay tiến hành khởi kiện đối tượng nợ để yêu cầu các đối tượng này thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp Quý khách cần Luật sư trợ giúp để đòi nợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
APOLO LAWYERS