Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.600.347

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam

Trước đây, tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ khá xa lạ với người dân, đôi khi họ không biết bản thân đang vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, chỉ sau những sự kiện gây chấn động dư luận như “Kỷ luật sinh viên photo giáo trình” hay “Vụ kiện quyền tác giả bộ truyện Thần đồng Đất Việt" thì mọi người mới tìm hiểu các quy định liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

1.  Thế nào là “Quyền tác giả”?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 (Luật SHTT), pháp luật quy định:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Theo đó, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm được sáng tạo ra.

Căn cứ theo Điều 19, Điều 20 Luật SHTT, pháp luật quy định:

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

2.  Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 

Không phải tất cả các tác phẩm đều được pháp luật bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm thuộc các lĩnh vực: văn học, khoa học, báo chí, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh; tác phẩm phái sinh (không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh),… được quy định tại Điều 14 Luật SHTT.

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: tin tức thời sự thuần tuý đưa tin; văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính; quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu,…

3.  Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Căn cứ theo Điều 27 Luật SHTT, pháp luật quy định:

Các quyền như: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được pháp luật bảo hộ vĩnh viễn.

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm và các nội dung của quyền tài sản được bảo hộ theo thời hạn:

-  Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm. 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.

-  Tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết

-  Tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau năm tác giả chết.

​​4.  Hành vi được xem là xâm phạm quyền tác giả

Căn cứ theo Điều 28 Luật SHTT, những hành vi được xem là xâm phạm đến quyền tác giả: chiếm đoạt quyền tác giả, mạo danh tác giả, công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả…

Cẩm Tú

(Nguồn: luatsutructuyen.net)

Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật APOLO LAWYERS.

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Dịch Vụ Tham Gia Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon