Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.600.347

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Thực hiện công việc không được quy định tại hợp đồng ủy quyền

Trong thực tế, không phải lúc nào các cá nhân đều có thể trực tiếp tham gia vào các quan hệ hợp đồng. Việc không có điều kiện hoặc không có khả năng tham gia trực tiếp trong một số giao dịch dân sự cụ thể có nhiều lý do khác nhau. Vì vậy pháp luật cho phép một chủ thể có quyền trao quyền đó cho một người khác để thực hiện công việc thay mình để đạt được mục đích mong muốn bằng cơ chế ủy quyền. Có thể nói hợp đồng ủy quyền diễn ra thường ngày gắn liền với nhu cầu công việc và đời sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Vậy nếu như Thực hiện công việc không được quy định tại hợp đồng ủy quyền thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Bài viết dưới đây của Công ty Luật Apolo Lawyers sẽ giúp cho Quý khách hàng giải đáp được vấn đề này. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được Công ty Luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.

1. Hợp đồng ủy quyền là gì?

Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Vì là một hợp đồng dân sự, hợp đồng ủy quyền mang đủ bản chất chung mà bất kỳ hợp đồng dân sự nào cũng có: là một sự thỏa thuận đạt được giữa các bên chủ thể (người ủy quyền và người được ủy quyền), thỏa thuận này làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Bên cạnh hợp đồng ủy quyền còn có những đặc trưng sau:

a. Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ

Bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền thực hiện đúng phạm vi ủy quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên được ủy quyền, thanh toán các chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền và phải trả thù lao nếu có thỏa thuận.

Tương ứng với quyền và nghĩa vụ bên ủy quyền, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền đồng thời có quyền yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền, quyền được hưởng thù lao và các chi phí hợp lý cho công việc ủy quyền trên (nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao).

b. Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có hoặc không có đền bù

Cũng tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015: “…bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Điều này có nghĩa, việc trả thù lao không được suy đoán mà phải do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Do đó, trên nguyên tắc, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định việc ủy quyền phải trả thù lao thì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng không có đền bù, mang tính chất hữu hảo, tương trợ. Ngược lại, một khi việc ủy quyền không mang tính chất hữu hảo, tương trợ (có thù lao) thì ủy quyền là một hợp đồng có đền bù.

Thuc-hien-cong-viec-khong-duoc-quy-dinh-tai-hop-dong-uy-quyen-01

>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai và những điều cần lưu ý

2. Phạm vi ủy quyền và thực hiện công việc không được quy định tại hợp đồng ủy quyền

Phạm vi ủy quyền là một khái niệm nhỏ trong phạm vi đại diện nói chung. Phạm vi ủy quyền được thể hiện rõ ràng trong nội dung ủy quyền, nó là giới hạn mà người được ủy quyền hành động để đem lại quyền và nghĩa vụ cho bên ủy quyền. Điều đặc biệt là, không có một quy chuẩn nào để xác định chính xác phạm vi ủy quyền mà phải dựa vào nội dung ủy quyền. Bên cạnh đó, nội dung ủy quyền lại phụ thuộc phần lớn vào ý chí của bên ủy quyền, nếu ý chí của bên ủy quyền được xác định rõ ràng, thì việc thực hiện công việc của bên được ủy quyền cũng thuận tiện hơn và nếu bên thứ ba biết được phạm vi ủy quyền cũng sẽ dễ dàng hiểu và kiểm soát được hành vi của mình cũng như của bên ủy quyền, giúp các bên đảm bảo lợi ích của mình một cách tối đa. Ngược lại, nếu phạm vi ủy quyền được thể hiện một cách chung chung, không rõ ràng sẽ gây khó khăn cho bên được ủy quyền khi xác định giới hạn hành động.

Phạm vi ủy quyền là giới hạn quyền đại diện mà người được ủy quyền được phép xác lập, thực hiện giao dịch nhân danh người ủy quyền, phạm vi ủy quyền được xác định theo nội dung ủy quyền. Thực tế, người được ủy quyền chỉ được hành động trong phạm vi mà người ủy quyền giao cho, khi họ thực hiện công việc không được quy định tại hợp đồng ủy quyền, thì bên ủy quyền không bị ràng buộc bởi những hành vi mà bên được ủy quyền thực hiện, tức là người được ủy quyền hành động không có sự chấp thuận của bên ủy quyền. Vậy hậu quả pháp lý của đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền sẽ như thế nào?

3. Hậu quả pháp lý của đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền

Trên nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của người được đại diện, các hành vi đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên được đại diện.

Theo pháp luật Việt Nam, hậu quả pháp lý của việc đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền nằm trong quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

(a) Người được đại diện đồng ý;

(b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

(c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện”.

Thuc-hien-cong-viec-khong-duoc-quy-dinh-tai-hop-dong-uy-quyen-02>>> Xem thêm: Rủi ro khi thuê mặt bằng không có hợp đồng

Thực hiện công việc không được quy định tại hợp đồng ủy quyền là một trong các yếu tố vi phạm điều kiện của quan hệ đại diện và đương nhiên nó không thể đem lại hậu quả pháp lý tương tự như quan hệ đại diện theo ủy quyền.

Bên cạnh đó, pháp luật đã dự liệu các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở sự tự do ý chí của các bên, nếu người ủy quyền đồng ý hoặc biết mà không từ chối thì đó được coi là hành vi chấp thuận quan hệ đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền, sự chấp thuận đó kéo theo hậu quả pháp lý tương tự như đại diện theo ủy quyền. Mọi quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do người được ủy quyền xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền đều có giá trị ràng buộc người được đại diện. Nếu không có sự chấp thuận, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó không có giá trị ràng buộc người được đại diện

4. Luật sư tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan tới công việc không được quy định tại hợp đồng ủy quyền

Với kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về chuyên môn Luật sư sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của bạn để đưa ra lời khuyên hợp lý khi Quý khách hàng thuộc một trong các chủ đề liên quan công việc không được quy định tại hợp đồng ủy quyền. Công ty Luật Apolo Lawyers cung cấp một số hoạt động pháp lý có liên quan như sau:

  • Tư vấn pháp luật về hợp đồng ủy quyền.
  • Tư vấn giải quyết giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền.
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hợp đồng ủy quyền.

Nếu có khó khăn, thắc mắc về Thực hiện công việc không được quy định tại hợp đồng ủy quyền. Cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa trong từng vụ việc.

APOLO LAWYERS

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch Vụ Tham Gia Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon