Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0903.600.347

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Người làm chứng khai sai sự thật thì bị xử lý như thế nào?

Người làm chứng là một trong những đối tượng tham gia tố tụng khi xét xử vụ án hình sự. Lời khai của người làm chứng trong một vụ án có thể là thông tin quan trọng góp phần giải quyết vụ án nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người làm chứng khai sai sự thật thì bị xử lý như thế nào?

Bài viết dưới đây của Công ty Luật Apolo Lawyers sẽ giúp cho Quý khách hàng giải đáp được vấn đề này. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được Công ty Luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.  

1. Người làm chứng là gì?

Theo khoản 12 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người làm chứng là một trong những tham gia tố tụng trong vụ án hình sự.

Khoản 1 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

Theo khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các đối tượng sau đây không được là người làm chứng bao gồm:

- Người bào chữa của người bị buộc tội;

- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

Nguoi-lam-chung-khai-sai-su-that-thi-bi-xu-ly-nhu-the-nao-012. Người làm chứng khai sai sự thật thì bị xử lý như thế nào?

Người làm chứng khai sai sự thật có thể bị xử lý Tội khai báo gian dối được quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, chủ thể của tội này gồm:

- Người làm chứng: Người nắm được những sự việc có liên quan đến nguồn tin tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền triệu tập lên lấy lời khai;

- Người giám định: Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được trưng cầu bởi cơ quan có thẩm quyền thực hiện tố tụng hay được yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng.

- Người định giá tài sản: Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu định giá tài sản.

- Người phiên dịch, người dịch thuật: Có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được yêu cầu bởi cơ quan có tố tụng nếu có người tham gia tố tụng không dùng được Tiếng Việt hay tài liệu tố tụng không dùng Tiếng Việt.

Những đối tượng nêu trên có hành vi khai báo gian dối khi:

- Người làm chứng đã có lời khai không chính xác với những tình tiết trong vụ hay bịa đặt ra các những tình tiết không tồn tại hay phủ nhận các tình tiết có thật của vụ án như: Có xuất hiện tại hiện trường xảy ra vụ án lại khai không xuất hiện và ngược lại; đưa ra những đồ vật, thông tin gây ra sai lệch tình tiết vụ án,…

- Người giám định đưa ra kết quả giám định gian dối, sai sự thật với những tình tiết khách quan của vụ án như: Kết luận sai về tỷ lệ thương tật của bị hại; kết luận sai về các chất được gửi đến để giám định;...

- Người phiên dịch phiên dịch không chính xác với tiếng nói, chữ viết hay dấu hiệu của người tham gia tố tụng; Bịa đặt nội dung tài liệu mà người phiên dịch có trách nhiệm dịch, bịa đặt thông tin câu hỏi, câu trả lời mà người phiên dịch có trách nhiệm dịch để lấy lời khai...

Như vậy, có thể thấy Tội khai gian dối áp dụng với đối tượng là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch... trong trường hợp những người này mặc dù biết sự thật nhưng cố tình khai báo gian dối, bịa đặt.

Hành vi này không chỉ xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan thi hành tố tụng mà còn xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.

Nguoi-lam-chung-khai-sai-su-that-thi-bi-xu-ly-nhu-the-nao-023. Mức phạt với người làm chứng khai sai sự thật

Căn cứ Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về mức phạt với Tội khai báo gian dối như sau:

* Về hình phạt chính

- Khung 01:

Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm trong trường hợp người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật.

- Khung 02:

Phạt tù từ 01 - 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

- Khung 03:

 Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.

* Về hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Nếu có khó khăn, thắc mắc về người làm chứng khai sai sự thật thì bị xử lý như thế nào? Cũng như các vấn đề khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline - 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Chúng tôi là công ty luật hoạt động dựa trên nền tảng lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm làm đầu. Luật sư của chúng tôi là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm hành nghề lâu năm, luôn làm việc tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả. Chúng tôi luôn cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chất lượng vượt trội. Thông tin của khách hàng được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Và điều quan trọng mang đến sự thành công cho chúng tôi là chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm và lợi ích tối đa trong từng vụ việc.

>>> Xem thêm: Hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì có bị vô hiệu?

>>> Xem thêm: Hành vi hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh?

APOLO LAWYERS

 

Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa

Dịch Vụ Tư Vấn Ly Hôn

Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Dịch Vụ Tham Gia Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon